Thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW, ngày 05/01/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện.Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Thủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở một cách nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả.
Thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW, ngày 05/01/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện.Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Thủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở một cách nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả. Qua đó tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân do đó việc cùng cố kết quả phổ cập giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh đã đạt được những kết quả quan trọng.
Hiện nay, toàn huyện có 38 trường và 01 Trung tâm GDNN-GDTX; trong đó có 15 trường Mầm non; 02 trường Tiểu học; 02 trường Trung học cơ sở (THCS); 14 trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS); 04 trường Trung học phổ thông (THPT); 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT; có 10 Trung tâm học tập cộng đồng. Khối trực thuộc Phòng GD&ĐT năm học 2024 - 2025 có 33 trường với 539 lớp, 14.461 học sinh (giảm 11 nhóm, lớp, giảm 104 học sinh so với năm học 2023 - 2024), trong đó: Khối Mầm non có 15 trường với 190 nhóm/lớp (66 nhóm trẻ và 124 lớp mẫu giáo, trong đó có 04 nhóm trẻ ngoài nhà trường); khối phổ thông có 02 trường Tiểu học, 02 trường Trung học cơ sở, 14 trường Tiểu học và Trung học cơ sở với 349 lớp (cấp Tiểu học 209 lớp, cấp Trung học cơ sở 140 lớp). Cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tính đến thời điểm hiện tại toàn ngành giáo dục có 568 phòng học (trong đó: 568 phòng kiên cố, tỷ lệ 100%; 77 phòng học bộ môn; 04 phòng đa năng; 42 phòng thư viện; 27 phòng TBDH; 162 phòng hành chính quản trị; 37 phòng y tế học đường; 01 phòng nội trú học sinh; 44 phòng công vụ giáo viên; 43 bếp - nhà ăn; 163 khu vệ sinh học sinh; 70 khu vệ sinh giáo viên, 40 nhà thường trực bảo vệ.
Tính tới thời điểm hiện tại, 10/10 xã, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi trong đó số trẻ 5 tuổi 1.018 cháu; Khuyết tật 08; trẻ 5 tuổi đến lớp 1.010/1.010 cháu đạt 100% (vượt 5.0% so với yêu cầu Nghị định 20); trẻ em được học 2 buổi/ngày: 1.010/1.010, tỷ lệ 100%; trẻ em dân tộc thiểu số được trang bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1: 524/524, đạt tỷ lệ 100%; Số trẻ 5 tuổi khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục 6/6 cháu, đạt 100%. Tổng số giáo viên dạy lớp 5 tuổi: 88 giáo viên. Đủ theo quy định tại Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức, chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
10/10 xã, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 đạt tỷ lệ 100% trong đó số trẻ từ 6 - 10 tuổi 5.770, khuyết tật 99, số phải phổ cập 5.671; số trẻ 6 tuổi 1.052, khuyết tật 15, số phải phổ cập 1.037; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 1.037/1.037 em, đạt tỷ lệ 100% (vượt 2.0% so với yêu cầu Nghị định 20); học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 1.229/1.255, đạt 97,93% (vượt 7,93% so với yêu cầu Nghị định 20). Số còn lại 26 cháu đang học tiểu học, chiếm 2,07%, không có trẻ 11 tuổi bỏ học tiểu học; trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học 4.824/4.853, đạt tỷ lệ 99,40%; trẻ 6 - 14 tuổi khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục 82/82, đạt tỷ lệ 100%. Toàn huyện có 388 giáo viên, nhân viên. Đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TTBGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
10/10 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, đạt tỷ lệ 100% trong đó thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi 4.096, khuyết tật 46, số phải phổ cập 4.050; thanh thiếu niên 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS 3.960/4.050, đạt tỷ lệ 97,78% (vượt 2,78% so với yêu cầu của Nghị định 20); thanh niên, thiếu niên 15 đến 18 tuổi đang học chương trình GDPT, GDTX, GDNN 3.585/4.050, đạt tỷ lệ 88,52% (vượt 8,52% so với Nghị định 20); thanh thiếu niên 11 - 18 tuổi khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục đạt 73/73, đạt tỷ lệ 100%. Đội ngũ giáo viên, nhân viên 353 người. Đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ để làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng, phụ trách đội theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập: Tổng số giáo viên 273 giáo viên, đạt tỷ lệ 1,95 giáo viên/ lớp; trong đó đạt chuẩn (Cao đẳng trở lên) 273/273 giáo viên đạt tỷ lệ 100%; vượt chuẩn 236/273 giáo viên, đạt tỷ lệ 86,45%. Số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS 273/273 giáo viên, đạt tỷ lệ 100%.
Chất lượng phổ cập THCS được duy trì và nâng cao; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 bình quân đạt 97,93,%; tỷ lệ thanh niên 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 97,78%. Toàn huyện đạt tỷ lệ phổ cập THCS mức độ 3. Việc định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào THPT, vào học văn hóa và kết hợp học nghề đạt kết quả khá. Số học sinh vào học nghề tăng lên rõ rệt. Công tác xóa mù chữ đạt kết quả tốt. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, giải pháp cụ thể, thiết thực, sáng tạo, hiệu quả. Sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Lạc Thủy có sự phát triển mạnh mẽ; có nhiều chỉ số ở tốp đầu trong toàn tỉnh.
T/H Hà Linh