Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng bộ huyện Lạc Thủy trong những năm qua, đã đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện và đồng bộ, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thể hiện rõ nét nhất là gắn việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã và đang đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Bước đầu đã ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, nổi cộm ở địa phương, cơ quan, đơn vị... Việc học tập và làm theo Bác ngày càng thấm sâu trong đời sống xã hội, từng bước tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và trong Nhân dân; đã và đang trở thành việc làm tự giác, thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, của người đứng đầu và đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm mới, kinh nghiệm quý; xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực; nhiều cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác,... được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các chuyên đề hằng năm được đưa vào sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị với nội dung thiết thực, cụ thể hơn; qua đó góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng.
Đến nay toàn huyện có trên 98% Chi bộ, đảng bộ, cơ quan, đơn vị hoàn thành việc xây dựng chuẩn mực đạo đức, phong cách của Bác, với phương châm “sát chức năng, nhiệm vụ, ngăn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”; in thành pa nô, treo ở nơi trang trọng, dễ nhìn của cơ quan, đơn vị để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động nắm và thực hiện. Hằng năm, có trên 90% đảng viên trong toàn đảng bộ xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đề ra phương hướng khắc phục khuyết điểm, hạn chế của bản thân. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, “tự soi, tự sửa” đấu tranh ngăn chăn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc cụ thể hóa các nội dung về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; xác định các nội dung tự giác thực hiện, gương mẫu đi đầu, nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đổi mới tác phong, lề lối làm việc; nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, thái độ phục vụ nhân dân,... Thực hiện tốt việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý và người đứng đầu các cấp trong việc rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm với công việc được giao; yêu cầu cán bộ, đảng viên tiến hành “tự soi, tự sửa”, xây dựng bản cam kết học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW; lấy kết quả thực hiện là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua, khen thưởng của cán bộ, đảng viên hằng năm. Phát huy tinh thần trách nhiệm, tự giác, gương mẫu của các tổ chức, cá nhân trong toàn hệ thống chính trị thực hiện nghiêm túc Kết luận số 21-KL/TW. Bên cạnh đó, các cơ quan hành chính, quản lý nhà nước tiếp tục quan tâm rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, tổ chức thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ theo Chỉ thị 27/CT-TTg, ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính theo hướng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, nhiều xã, thị trấn cán bộ, công chức, viên chức nâng cao ý thức trách nhiệm, hình thành tác phong, lề lối làm việc văn minh, lịch sự, thân thiện, được Nhân dân đánh giá cao.
Đến nay, toàn huyện có 435 mô hình của các chi bộ, cá nhân điển hình trên nhiều lĩnh vực, điển hình như: mô hình “Chính quyền thân thiện, công sở thân thiện vì Nhân dân phục vụ”, mô hình “Cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân cùng đồng thuận trong giải phòng mặt bằng các công trình, dự án trên địa bàn” của Đảng bộ các xã, thị trấn; Mô hình “04 đúng: nói đúng, viết đúng, tham mưu đúng, làm đúng” và “03 tốt: Dạy tốt, học tốt, nề nếp tốt” của chi bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy; Mô hình “thu hút hội viên công giáo tham gia hoạt động Hội” của chi bộ Hội LHPN… Mô hình “Trang trại tổng hợp” của gia đình ông Lương Duy Linh - Thôn Bảy, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy; mô hình “Chế biến lâm sản” của gia đình ông Nguyễn Hữu Năm - thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy; mô hình “Chăn nuôi bò sữa khép kín gắn liền với chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa” của gia đình ông Trần Ngọc Tú - Thôn Vỏ, xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy; mô hình “Chăn nuôi lợn nái sinh sản” của gia đình ông Nguyễn Mạnh Thường - Thôn Ninh Nội, xã An Bình, huyện Lạc Thủy; mô hình “Chăn nuôi Bò sữa” của gia đình ông Vũ Mạnh Hổ - thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành... Mô hình mang tính xã hội hóa và được các cấp các ngành và nhân dân đánh giá cao như: Mô hình “Đỡ đầu các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn” của Đảng bộ huyện, mô hình “Đồng hành cùng em đến trường” của Đảng bộ Quân sự huyện, mô hình “Thắp sắng đường quê”; “đường cờ”, “điện năng lượng mặt trời” của Huyện Đoàn Lạc Thủy, mô hình “Vận động phụ nữ tiết kiệm mua bảo hiểm y tế vì sức khỏe gia đình” của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện; mô hình “Vận động cán bộ cơ sở có đông đồng bào dân tộc Mường biết nói tiếng Mường”; mô hình “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường”; mô hình Đảm bảo an ninh trật tự, thôn Mán, xã Hưng Thi; mô hình “An toàn cho Phụ nữ và trẻ em”, “Cổng trường An toàn”; “Mẹ dỡ đầu” của Hội LHPN các cấp huyện Lạc Thủy. Thực hiện mô hình “Đỡ đầu các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn” nhân dịp khai giảng năm học mới toàn huyện đã tặng 866 thẻ bảo hiểm y tế, trị giá 723.926.880đ, 387 xe đạp tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trị giá mỗi xe đạp từ 1,5 triệu đến 02 triệu đồng; nhận đỡ đầu 294 cháu có hoàn cảnh khó khăn, giá trị 2.000.000đ/cháu; nhiều cháu được nhận phần quà có giá trị từ 500.000 đến 1.000.000đ. Đặc biệt năm 2024 do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện tích cực tham gia ủng hộ hướng về đồng bào vùng lũ, toàn huyện đã ủng hộ được trên 1,583 tỷ đồng và nhiều nhu yếu phẩm: quần áo, sách vở, nước uống, quần áo, gạo, mì… và tổ chức các đoàn thiện nguyện hướng về đồng bào vùng lũ các tỉnh phía bắc. Trong công tác thiện nguyện, xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân với những việc làm ý nghĩa vì cuộc sống cộng đồng tiêu biểu như: Các hoạt động vì cộng đồng của Nhóm Thiện nguyện “Thiện Từ Tâm” của thị trấn Ba Hàng Đồi; Câu lạc bộ “Thiện nguyện Lạc Thủy” và “Nồi cháo miễn phí” của Hội phật giáo của thị trấn Chi Nê; “Gian hàng không đồng”, “Bếp nấu - chia sẻ yêu thương” của các tổ chức đoàn thể từ huyện tới cơ sở… Có thể thấy, sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của cấp ủy các cấp, người đứng đầu với nhiều nội dung, giải pháp, cách làm phù hợp, sáng tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực; xây dựng được nhiều mô hình tiêu biểu để nhân rộng. Nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương, cơ sở được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, tạo sự chuyển biến rõ nét trong cán bộ, đảng viên về tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ hân dân, đây là những yếu tố quan trọng góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, sẽ góp phần thực hiện thành công Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
T/h Hà Linh